Warning: is_dir(): open_basedir restriction in effect. File(/home/startupbg/public_html/wp-content/plugins/wpdiscuz/themes/default) is not within the allowed path(s): (/home/www/wwwroot/startup.bacgiang.gov.vn/:/tmp/:/www/php_session/startup.bacgiang.gov.vn/) in /home/www/wwwroot/startup.bacgiang.gov.vn/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Form.php on line 146

Top

Trang chủ Bắc Giang khởi nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân nỗ lực đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Đại học Kinh tế Quốc dân nỗ lực đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Bước sang giai đoạn 2021-2026, đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) cho thấy sự mở và linh hoạt hơn khi đẩy mạnh hợp tác với các viện, các trường đại học. Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ nhằm đẩy mạnh Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong sinh viên.

Cụ thể hóa hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, sự chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số, các trường đại học với vai trò tiên phong thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy, kiến thức và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng, tư vấn, hỗ trợ sinh viên phát triển ý tưởng trên tinh thần đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh tính ứng dụng công nghệ trong các dự án, ý tưởng của sinh viên.

Năm 2020, Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ về việc triển khai một số nội dung trong đề án 844, trong đó chú trọng đến: Xây dựng khu dịch vụ tập trung hỗ trợ cho khởi nghiệp; xây dựng Đại học Kinh tế Quốc dân thành điểm trung tâm trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các trường đại học và kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia. Năm 2020, “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” (Techfest Vietnam) diễn ra với quy mô lớn ngay tại trường – đây là hoạt động đầu tiên để thực hiện triển khai nằm trong nội dung ký kết hợp tác.

Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã thành lập trụ sở đầu tiên tại Hà Nội trong khuôn viên của Trường đại học Kinh tế quốc dân.

Năm 2021, nhằm cụ thể hóa các hoạt động trong nội dung ký kết, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức các chuỗi hoạt động gắn liền với khởi nghiệp sáng tạo xã hội: Ngày hội đổi mới sáng tạo giáo dục, Ngày hội đổi mới sáng tạo xã hội, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, đào tạo tập huấn tư vấn, khóa ươm tạo cho các nhóm sinh viên và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đặc biệt, nằm trong khuôn khổ Techfest Vietnam 2021, trường đã chủ trì và phối hợp với một số đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp tạo tác động xã hội, thu hút được hơn 60 doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài sự hỗ trợ từ phía nhà trường và Đề án 844, cuộc thi cũng thu hút được Ngân hàng Shinhan Bank tài trợ để làm các giải thưởng cho các doanh nghiệp tham gia.

Năm 2017, Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội – đơn vị trực thuộc nhà trường được thành lập. Hiện nay, Trung tâm hỗ trợ tất cả các lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung trong trường và các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp. Ngoài ra, phòng công tác chính trị sinh viên, Đoàn thanh niên cũng có những hoạt động hỗ trợ cho sinh viên nhà trường, các câu lạc bộ đi theo hướng hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp của các bạn sinh viên với hàng loạt các hoạt động thiết thực.

Đề án 844 ra đời đã thực sự trở thành bước ngoặt lớn trong hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam. PGS.TS Đỗ Hương Lan, Phó Giám đốc trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: “Trước khi đề án 844 ra đời đưa vào triển khai cùng với sự bổ sung của Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân chưa hình thành Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội và các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp chỉ thông qua Đoàn thanh niên, các CLB và dưới hình thức các cuộc thi.

Về đào tạo cũng có sự lồng ghép kiến thức khởi nghiệp, quản trị kinh doanh trong các môn học của khoa Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, nó chưa tạo thành bầu không khí sôi động cho hoạt động khởi nghiệp như sau khi Đề án 844 ra đời. Đề án 844 và Đề án 1665 thực sự đã tạo ra xu hướng mới cho các hoạt động khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và các trường đại học nói riêng, trong đó có Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề án 844 đã cung cấp cho các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp một nguồn vốn mồi, kết nối các thành phần trong hệ sinh thái và thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp ở các trường đại học.”

PGS.TS Đỗ Hương Lan, Phó Giám đốc trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân – định hướng thúc đẩy và nâng cao năng lực khởi nghiệp ĐMST

Có thể khẳng định rằng, việc tổ chức và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã giúp sinh viên nhận thức, nâng cao năng lực và tinh thần khởi nghiệp. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là xu hướng gắn kết giữa kinh tế với công nghệ, sự kết hợp sinh viên các trường kỹ thuật với sinh viên kinh tế chính là “chìa khóa” quan trọng trong khởi nghiệp ĐMST của các trường đại học. “Qua các hoạt động chúng tôi nhận thấy mỗi năm trình độ của các bạn tăng hơn hẳn, tinh thần khởi nghiệp tăng hơn, sự chủ động, tinh thần dám chịu thất bại và sẵn sàng khởi nghiệp cao hơn. Năm nào, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng có những nhóm khởi nghiệp lọt top đầu các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong khuôn khổ các trường đại học.”, PGS.TS Đỗ Hương Lan cho biết thêm

Bên cạnh đó, trên hành trình thực hiện đẩy mạnh khởi nghiệp ĐMST trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng gặp phải những thách thức về nguồn lực và kinh phí vì để có được một khoản hỗ trợ từ đề án 844 thì đó cũng chỉ mang tính chất là vốn mồi còn nhà trường vẫn phải có nguồn vốn đối ứng. Nhà trường mong muốn cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, vốn mồi, nhưng về phần vốn thì vẫn chưa thực đảm bảo. Nguồn lực để duy trì và phát triển Trung tâm khởi nghiệp của trường vẫn còn hạn chế, tất cả các hoạt động triển khai của Trung tâm đều chủ yếu dựa vào sinh viên. Song, trong khi thực hiện các dự án khởi nghiệp, một bộ phận các bạn sinh viên chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động khởi nghiệp, chưa hết mình và có tình trạng bỏ cuộc, số lượng rơi rụng trong quá trình ươm tạo còn khá nhiều.

Về định hướng trong tương lai nhằm thúc đẩy và nâng cao năng lực khởi nghiệp ĐMST trong sinh viên, PGS.TS Đỗ Hương Lan chia sẻ: “Trong chiến lược phát triển nhà trường, sẽ xây dựng trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp mang tầm cỡ quốc gia trong đó sẽ vừa tập trung ươm tạo các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên theo định hướng đưa khoa học công nghệ vào để giải quyết các bài toán về kinh tế – xã hội – môi trường khuyến khích kết hợp các trường đại học; Xây dựng khu dịch vụ tập trung hỗ trợ cho khởi nghiệp để thu hút các quỹ đầu tư, các nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đến hoạt động gần như một hệ sinh thái khởi nghiệp thu nhỏ; Xây dựng trường công nghệ đi theo hướng công nghệ thông tin; Thúc đẩy liên kết các cụm trường hình thành tứ giác để hỗ trợ khởi nghiệp (Bách khoa – Xây dựng – Kinh tế – Đại học mở) theo mô hình đổi mới sáng tạo mở.

Nhà trường cũng không ngừng hỗ trợ kết nối các quỹ đầu tư cho sinh viên, thông qua các cuộc thi khởi nghiệp của sinh viên hàng năm kêu gọi đầu tư hỗ trợ vốn cho các dự án. Chúng tôi cũng rất mong muốn lập được một quỹ đầu tư từ nguồn đóng góp của các cựu sinh viên của trường, một phần từ nhà trường. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không phải dễ dàng để triển khai được ngay.”

Vai trò của các viện nghiên cứu, các trường đại học rất quan trọng trong việc đưa ra nguồn nhân lực, công nghệ, sáng chế, giải pháp kỹ thuật để gắn kết chặt chẽ hơn với thị trường. Tạo ra sự gắn kết giữa nhà quản lý – nhà khoa học – doanh nghiệp khởi nghiệp. Đề án 844 với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, ở giai đoạn 1 (2016 – 2020) đã được những kết quả thành công đưa hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam từ trạng thái rời rạc lên vị trí thứ 3 Đông Nam Á. Đề án 844 có thể ví như một người “nhạc trưởng” kết nối tất cả các chủ thể trong hệ sinh thái trong đó có các trường đại học kết nối chặt chẽ với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và các quỹ đầu tư.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
hieu
hieu
2 năm trước

hay

abc
abc
2 năm trước

hay

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x